Những điều cần biết khi du học Nhật Bản!!!
Đến đất nước hoa anh đào, du học sinh có
thể lựa chọn các chương trình cao học, đại học, cao đẳng, trường kỹ
thuật nghiệp vụ và trường trung học chuyên nghiệp. Ở Nhật Bản, đa số các
trường đại học, cao đẳng và cao học đều là dân lập, còn các trường
trung học chuyên nghiệp và kỹ thuật nghiệp vụ là của quốc gia hoặc thuộc
hệ thống công lập.
Ngoài
việc tổ chức kỳ thi tuyển, nhiều trường đại học ở Nhật có chế độ xét
tuyển đặc biệt dành cho du học sinh. Một số nơi chọn sinh viên căn cứ
theo điểm kiểm tra năng lực tiếng Nhật và kỳ thi dành cho du học sinh tự
túc nước ngoài. Kỳ thi này do Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Nhật Bản tổ
chức. Ngành nhân văn thi Toán, Sử thế giới, Anh văn; ngành khoa học thi
Toán và 2 trong 3 môn Lý, Hóa, Sinh.
Những người muốn tham dự các chương trình cao học chính quy phải qua kỳ thi tuyển. Thí sinh sẽ làm bài kiểm tra viết các môn như tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, chuyên môn và thi vấn đáp. Đối với nghiên cứu sinh thì phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học.
Để
vào học cao đẳng thì phải đậu kỳ thi đầu vào do nhà trường tổ chức. Thi
tuyển vào trường trung học chuyên nghiệp và kỹ thuật nghiệp vụ được tổ
chức bằng cách kết hợp như xét hồ sơ, phỏng vấn, thi tiếng Nhật, môn
học, làm bài luận, kiểm tra kỹ năng, năng khiếu.
Có những loại học bổng nào?
Người
đi học có thể xin học bổng bằng cách nộp đơn trước hoặc sau khi đến
Nhật. Học bổng xin trước thường là của chính phủ nước này, cấp cho 6 đối
tượng du học sinh: nghiên cứu, nghiên cứu giảng dạy, học ở trường đại
học, trung học chuyên nghiệp, kỹ thuật nghiệp vụ, tìm hiểu tiếng Nhật,
văn hóa Nhật. Tiền trợ cấp mỗi tháng cho du học sinh nghiên cứu là
185.000 yen. Những học bổng khác là 142.000 yen. Ngoài ra, còn có suất
cho du học sinh ngắn hạn được tiếp nhận từ hiệp định giao lưu giữa đại
học của Nhật và các nước.
Du
học sinh cũng có thể xin được học bổng của Bộ Giáo dục Nhật Bản, các cơ
quan tự trị địa phương, đoàn thể tư nhân, nhà trường và tiền khuyến học
Người muốn được trợ cấp thường phải qua kiểm tra xét hồ sơ, thi viết về
kiến thức phổ thông hay chuyên môn, ngoại ngữ, phỏng vấn.
Để du học Nhật
, học sinh phải học tiếng Nhật từ 1,5 năm đến 2 năm mới có thể thi vào
trường đại học. Sau đó, để thi vào ĐH, cao đẳng, thí sinh thường phải
thi đậu kỳ thi nhập học do trường tổ chức, cũng có một số ít trường có
chế độ xét tuyển đặc biệt dành cho du học sinh.
Riêng
nghiên cứu sinh, phần lớn chỉ xét hồ sơ là cho nhập học (trước khi nộp
đơn phải tìm giáo sư nhận hướng dẫn). Còn cao đẳng, trường kỹ thuật -
chuyên nghiệp thì tổ chức thi tuyển hoặc xét hồ sơ căn cứ trên kết quả
thi tiếng Nhật, thi môn học... Sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, nếu hội đủ
điều kiện Bộ GD&ĐT quy định có thể học lên ĐH.
Thời gian các hệ học
Đại học: Sinh
viên chính thức học 4 năm, nhưng học ngành y, nha, thú y học 6 năm.
Sinh viên dự thính học một môn học đặc thù nào đó; điều kiện nhập học và
số môn học được chấp nhận do dự thính tùy theo mỗi trường.
Sau
đại học: Chương trình master học 2 năm và chương trình tiến sĩ (doctor)
học 5 năm. Chương trình tiến sĩ phần lớn chia thành: Chương trình tiền
kỳ tương đương với master (2 năm), và chương trình hậu kỳ (3 năm).
Chương trình học lấy tiến sĩ của y, nha khoa và thú y là 4 năm. Tùy theo
trường ĐH, thời gian quy định học lấy tiến sĩ có thể khác nhau.
Cao đẳng: Học
2 năm, nhưng có khoa như điều dưỡng học 3 năm. Trường kỹ thuật - nghiệp
vụ: là trường dạy nghề, học từ 1 đến 3 năm (nhưng phần lớn học 2 năm).
Trường trung học chuyên nghiệp: dạy nghề 5 năm (có môn học lâu hơn),
dành cho đối tượng là học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở.
Để
tốt nghiệp ĐH trong 4 năm, sinh viên thường phải lấy được trên 124 môn
học; thời gian 6 năm, sinh viên ngành y, nha khoa phải có trên 188 môn
học, ngành thú y phải có trên 182 môn học. Về cao học (trên 2 năm), sinh
viên cần có trên 30 môn học. Đối với cao đẳng, học 2 năm trở lên, cần
có trên 62 môn học; nếu học 3 năm, cần có trên 92 môn học. Còn tốt
nghiệp trường kỹ thuật thì thông qua kết quả kỳ thi cuối khóa, thi cuối
năm học của trường.
Có
2 cách xin học bổng: Nộp đơn ở nước ngoài trước khi đến Nhật và nộp đơn
sau khi đến Nhật. Hầu hết đối tượng nhận học bổng là sinh viên ĐH, nhà
nghiên cứu. ít có loại học bổng nào cấp toàn bộ kinh phí cho việc du
học, phần lớn chỉ trợ cấp sinh hoạt phí, một phần tiền học nên người dự
thi đi du học phải tính kỹ mọi phí tổn, chứ không thể chỉ dựa vào học bổng.
Hồ sơ
Hồ
sơ để vào học tại cơ sở dạy tiếng Nhật gồm: đơn xin nhập học, lý lịch,
giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT, thành tích biểu của bậc THPT, giấy giới
thiệu của hiệu trưởng hay thày cô phụ trách, phiếu khám sức khỏe, giấy
bảo lãnh, giấy chứng nhận người nước ngoài đã đăng ký (nếu sống ở Nhật),
ảnh.
Giới thiệu chung về du học Nhật Bản
Một
năm trung bình có đến 1 500 cơn địa chấn trên một khu vực gồm 4 hòn đảo
chinh là Honshu, Shikoku, Hokkaido, Kyushu với tổng diện tích vào
khoảng 377 853 km2, 126 triệu người dân Nhật Bản sinh sống tại một khu
vực được coi là vành đai lửa của khu vực Địa Trung Hải.
Với
vị trí địa lý kéo dài đến 3 000 km từ phía bán đảo Triều Tiên ngược lên
phía Bắc, khí hậu Nhật Bản rất khác nhau, phía Nam có khí hậu lạnh ôn
đới.
Năm
1983 kế hoạch đề xuất là 100 000 sinh viên nước ngoài đến Nhật học tập,
tính đến nay sau gần hai thập niên số lượng sinh viên quốc tế tại Nhật
Bản mới đạt khoảng 5 000 sinh viên.
Tại sao sau hai thập niên, số lượng sinh viên quốc tế theo học tại Nhật Bản chỉ là 5 000 người?
Giáo dục tại Nhật Bản luôn được coi là một nơi lý tưởng cho những sinh viên muốn đi du học nước ngoài. Tuy vậy để có thể theo học tại Nhật Bản, học sinh sinh viên quốc tế cần phải biết tiếng Nhật vốn được coi là một ngoại ngữ khó. Thêm vào đó chi phí ăn học hiện nay tại Nhật Bản là rất đắt đỏ. Để theo học chỉ một khoá học ngoại ngữ 6 tháng trung bình tốn khoảng 5514 đôla Mỹ tiền học phí trở lên.
Giáo dục tại Nhật Bản luôn được coi là một nơi lý tưởng cho những sinh viên muốn đi du học nước ngoài. Tuy vậy để có thể theo học tại Nhật Bản, học sinh sinh viên quốc tế cần phải biết tiếng Nhật vốn được coi là một ngoại ngữ khó. Thêm vào đó chi phí ăn học hiện nay tại Nhật Bản là rất đắt đỏ. Để theo học chỉ một khoá học ngoại ngữ 6 tháng trung bình tốn khoảng 5514 đôla Mỹ tiền học phí trở lên.
Chỉ
xét riêng số sinh viên Việt Nam đang theo học tại Nhật Bản tính đến
thơi điểm hiện nay, ngoài số sinh viên đi học theo học bổng của chính
phủ, hoặc xin được các học bổng của trường hoặc các tổ chức, số sinh
viên đi học tự túc tại Nhật Bản hịên nay là rất ít và không đáng kể.
Để
khuyến khích thêm lượng sinh viên quốc tế theo học tại Nhật Bản trong
thời gian tới và để có thể đạt con số 100.000 sinh viên có lẽ sẽ phải
tốn nhiều thời gian và công sức của Chính phủ Nhật Bản.
Về
giáo dục trong các trường Đại học, vấn đề nghiên cứu được chú trọng
trong tất cả các lĩnh vực, từ cơ khí điện tử tới quản lý quốc tế.
Nhật Bản - đất nước mà truyền thống cổ xưa kết hợp với công nghệ hiện đại đang cố gắng tạo ra một môi trường học tập.
Mô hình hệ thống giáo dục 6-3-3-4
Chưa
kể đến loại hình giáo dục "tiểu học đường" và các chương trình giáo dục
sau đại học, hệ thống giáo dục của Nhật Bản được gọi là "hệ thống
6-3-3-4" trong đó bao gồm 6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở (cấp II,
3 năm trung học (cấp III) và 4 đại học. Trong hệ thống này, chương
trình học trong 9 năm đầu (6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở) được
coi là chương trình học trong 9 năm đầu (6 năm học tiểu học và năm
trung học cơ sở) được coi là chương trinh giáo dục bắt buộc đối với trẻ
em Nhật Bản.
Nhật
Bản có 3 loại trường: thứ nhất là trường đại học, thời gian 4 năm, tuy
nhiên đối với những ngành học như ngành y, thời gian có thể kéo dài hơn 6
năm; thứ hai là trường cao đẳng, loại hình này để phục vụ những học
sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, có kế hoạch học tập các ngành khoa
học, nghệ thuật trong vòng từ 2 đến 3 năm; thứ 3 là kỹ thuật dạy nghề.
Loại hình này nhằm phục vụ cho những học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ
sở. Thời gian học nghề thường là 5 năm đối với các ngành như cơ khí, kỹ
thuật hàng hải. Sau khi tốt nghiệp các trường dạy nghề, học sinh có
nguyện vọng sẽ có thể nộp đơn vào học tập ở bậc học nghề cao hơn tại một
số trường đại học chuyên ngành.
Để
đáp ứng nhu cầu học ở bậc đại học ngày càng tăng, kể từ sau những năm
50, Nhật Bản đã hình thành loại hình đại học dân lập. Tuy nhiên, từ
những năm 1970 trở lại đây, Nhật Bản đã có những chính sách cụ thể để
hạn chế sự cạnh tranh hỗn loạn của loại hình trường đại học dân lập này,
đảm bảo chất lượng của sinh viên đại học khi ra trường xét trên tổng
thể.
Cải cách giáo dục và xu hướng giáo dục hiên đại
Các cuộc cải cách giáo dục ở Nhật Bản nhằm vào các mục tiêu: Tăng tầm quan trọng đặc biệt việc phát triển của từng cá nhân;
Chuyển
sang hệ thống giáo dục học tập suốt đời; tạo sự cân bằng giữa các kiến
thức truyền thống với các kiến thức công nghệ tiên tiến nhằm đáp ứng nhu
cầu cấp thiết hiện nay tại Nhật Bản phục vụ xu hướng quốc tế xã hội và
thời đại thông tin.
Trong
hệ thống giáo dục ở Nhật Bản, vai trò của gia đình, đặc biệt là người
mẹ rất quan trọng đối với trẻ em. Thông thường, phụ nữ Nhật Bản có xu
hướng trở thành các bà nội trợ chuyên nghiệp sau khi lập gia đình, trong
đó dạy dỗ và chăm sóc con cái là một trong những nhiệm vụ chính. Trên
cơ sở đó, kiểu giáo dục này đòi hỏi người mẹ phải có trình độ học vấn
cao để có thể giúp con họ có thể vượt qua được chương trình giáo dục
khắc nghiệt ở đây. Vì vậy, với những người phụ nữ có trình độ học vấn
cao, khi lấy chồng họ vẫn hoàn toàn có cơ hội để sử dụng tốt các kiến
thức đã học để dạy dỗ con cái thay vì thuê gia sư hoặc đến trường học
thêm.
Với
xu hướng cải cách giáo dục hiện đại hiện nay (kể từ năm 1971), Nhật Bản
hy vọng sẽ lại một lần nữa tạo nên những điều thần kỳ mới trong quá
trình phát triển trong tương lai không xaLiên hệ tư vấn trực tiếp miễn phí: